Những thiết kế khó hiểu của Apple!

Nội dung chính
mục lục

    Apple luôn cố gắng "định dạng các sản phẩm trông dễ dàng", "đơn giản, mạch lạc và tất yếu đến mức không thể có sự thay thế hợp lý hơn". Nhưng thỉnh thoảng Apple cũng mắc "sai lầm". Hãy cùng Oneway nhìn lại một số thiết kế khó hiểu của Apple khiến người dùng khó chịu trong những năm gần đây. 

    Magic Mouse 2

    Được trình làng vào năm 2015, Magic Mouse 2 có thể nhận dạng nhanh chóng và phản hồi mượt mà các thao tác vuốt và cử chỉ cũng như các cú click chuột. Thiết kế khung kinh loại, mặt trên nhựa cao cấp, linh hoạt cùng khả năng kết nối không dây khiến Magic Mouse 2 giống như một hình mẫu về thiết kế của Apple, cho đến khi bạn sạc nó.

    Magic-Mouse-2-lightningApple đã chọn đặt cổng sạc ở mặt dưới của Magic Mouse 2 khiến người dùng không thể vừa sạc vừa sử dụng.

    Apple Pencil 1

    Một thiết kế khác được xếp vào danh mục "ngốc nghếch" khi sạc là Apple Pencil 1 được phát hành vào năm 2015 cùng với Magic Mouse 2. 

    Khi Apple Pencil được cắm và sạc, bạn rõ ràng không thể sạc iPad của mình, điều này khiến cho việc sử dụng iPad trở nên khó khăn hơn.

    Apple-Pencil-1-iPadBạn không thể sạc Apple Pencil 1 và iPad cùng một lúc.

    Hộp đựng AirPods Max

    Khi Apple giới thiệu tai nghe over-ear AirPods Max vào năm 2021 đã có nhiều bàn tán về Case đi kèm không kém gì chính tai nghe.

    Theo Apple, case được thiết kế như vậy để đưa AirPods Max vào "Trạng thái năng lượng cực thấp giúp tiết kiệm pin khi không sử dụng". Nhưng vẻ ngoài kỳ lạ của hộp đựng dường như kích hoạt các tưởng tượng "bất thường" trong tâm trí người dùng, từ so sánh giống túi xách đến nội y, thậm chí cả các bộ phận trên cơ thể...

    AirPods-MaxThiết kế của AirPods Max khiến người dùng "đỏ mắt"

    Bàn phím cánh bướm (2015-2019)

    Bàn phím cánh bướm (Butterfly Keyboard) được xem là thiết kế tồi tệ nhất mà Apple từng phát hành. Việc thay thế một phím bấm bất kỳ nào đó bắt buộc phải đưa MacBook của bạn đến trung tâm sửa chữa Apple để tháo rời hoàn toàn máy. Nhiều người dùng phàn nàn nhưng Apple vẫn cố chấp đưa ra thị trường các phiên bản tiếp theo vào năm 2016, 2017...2019. 

    ban-phim-canh-buom-macbook-proBàn phím cánh bướm trên MacBook Pro 2015-2019 rất dễ hỏng và khó sửa chữa vì thiết kế

    Đến tháng 5/2018, một vụ kiện tập thể đã được đưa ra chống lại Apple thay mặt cho những người dùng bị ảnh hưởng bởi phím cánh bướm bị hỏng và tức giận vì Apple đã từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo hành và sửa chữa bàn phím miễn phí.

    Một tháng sau, Apple đã ngầm thừa nhận các vấn đề khi tung ra "chương trình dịch vụ bàn phím mở rộng", dành cho MacBook được trang bị phím bướm và vào tháng 5 năm 2019, chương trình này đã được mở rộng cho tất cả các mẫu MacBook được trang bị bàn phím bướm.